Học tại HelloChao có thi đậu bằng cấp gì không?

Tôi có một đứa cháu một lần đi thi học sinh giỏi tiếng Anh cấp thành phố khối cấp 3, lớp 12. Khi nó cầm đề thi về cho tôi xem và hỏi tôi câu này xem câu nào đúng, vì nó không chắc là nó làm đúng hay không. Hãy xem:

Câu 1: It's very kind ......... you.
            a) to
            b) about
            c) on
            d) of

Cũng cùng trong ngày đó, cũng có một đứa cháu khác chỉ 5 tuổi con của người chị họ ở Mỹ về. Khi tôi trò chuyện với cháu và khen rằng giọng của cháu rất dễ thương khi nói tiếng Anh. Cháu trả lời tôi rằng:

Thank you. It's very kind of you. (Cảm ơn cậu. Cậu rất tử tế.)

Tôi còn hỏi cháu thêm:

How long have you been back here in Vietnam? (Con trở về Việt Nam bao lâu rồi?)

Cháu trả lời:

I've been here for three weeks. I've visited a lot of beautiful places but I haven't been to any museums. (Con đã đến đây được 3 tuần rồi. Con đã đi thăm rất nhiều nơi đẹp nhưng chưa đến viện bảo tàng nào.)

Khi tôi hỏi cháu ăn sáng chưa, cháu trả lời: "I have had breakfast already." (Con đã ăn sáng rồi) Nhưng khi tôi hỏi cháu ăn sáng tại đâu, cháu trả lời: "I got breakfast at a café on the way here." (Con ăn sáng tại 1 quán cà phê trên đường tới đây.)

Chúng ta thấy một điều rất đơn giản rằng, một đứa bé 5 tuổi thì có trình độ gì của một học sinh lớp 12, nhưng tại sao nó lại dùng chính xác cái câu mà chị lớp 12 đang phân vân không biết câu nào là đúng? Tại sao bé có thể nói toàn những thì phức tạp như Present Perfect hay Past Simple... trong khi một người lớn học rất lâu năm ở Việt Nam lại không bao giờ dùng đúng? Sao bé có thể dùng được các giới từ một cách chuẩn xác; dùng các trạng từ chỉ thời gian hay nơi chốn một cách thuần thục trong khi những câu nói này kể cả sinh viên tốt nghiệp đại học chuyên ngữ loại thường cũng nói không tròn câu?

Bởi vì nó có cái vốn ngôn ngữ được tích luỹ mỗi ngày qua việc ông bà cha mẹ nó giúp nói thành câu tròn trĩnh. Khi nó nói từ, ông bà dạy thành câu; khi nó quên thì người lớn tiếp tục nhắc. Năm này tháng nọ mà cái vốn ngôn ngữ cơ bản hình thành. Khi ngôn ngữ hình thành và lặp lại thường xuyên đến độ không cần suy nghĩ cũng có thể nói ra được thì nó trở thành vốn liếng mà tôi gọi là "ngưỡng có".

Hình thành ở đây được hiểu là nó biết rất nhiều câu nói đúng thuộc nhiều tình huống khác nhau ở mọi ngóc ngách cuộc sống đơn giản hàng ngày. Bé 5 tuổi đó nói rất đúng cái mà chúng ta gọi là ngữ pháp: nào là dùng thì hoàn thành, thì quá khứ, thì tiếp diễn... chính xác như một thầy giáo của chúng ta ở Việt Nam. Vậy, vì sao mà nó dùng đúng ngôn ngữ như thế? Đó là một quá trình tích luỹ tự nhiên mà chúng ta không để ý. Vốn tích luỹ ở đây là từ và câu, và từ đó phát triển giữa việc ghép câu và những từ khác để hình thành những câu mới; và cứ thế là dùng chính xác.

Vậy, một đứa trẻ 5 tuổi đó trả lời được câu trong đề thi học sinh giỏi cấp thành phố của chị lớp 12 không? Hoàn toàn được. Nếu bé chưa biết đọc, người lớn chỉ cần đọc lên cho nó nghe đến chỗ dấu ba chấm (...) đó nó sẽ nói được giới từ "of" mà không cần suy nghĩ, không cần đắn đo, phân vân chút nào cả vì câu đó nó sử dụng hàng ngày và thuộc nằm lòng rồi.

Lẽ ra, nếu học tiếng Anh lần đầu tiên, người ta phải chú trọng việc tích luỹ vốn ngôn ngữ cần thiết để có thể sử dụng giao tiếp được cái đã. Khi thuộc nằm lòng để giao tiếp chính xác rồi, bạn mới có thể dùng ngôn ngữ đó làm mọi việc tiếp theo. Hãy nhớ tiếng mẹ đẻ của từng nước, khi một đứa trẻ 6 tuổi nói được tiếng mẹ đẻ của chúng rồi thì chúng mới được nhận vào lớp 1 để học. Nếu đứa trẻ không nói được ở tuổi này, có trường nào nhận nó vào học không? Chắc chắn người ta sẽ cho nó vào trường cho trẻ chậm phát triển dùng tay chân để nói thay vì bằng miệng.

Tại sao không nhận trẻ chưa nói được? Vì người ta không dạy được cho người chưa biết nói. Còn tiếng Anh thì sao? Chưa nói được gì, có nghĩa là vốn ngôn ngữ chưa có mà lại đi thi đủ thứ, nghiên cứu đủ thứ (?) Không biết triết lý đó từ đâu ra nhưng rõ ràng là người ta chưa thành công khi áp dụng nó vào thực tiễn.

Quay lại câu hỏi của đề bài: liệu học xong có thi được bằng cấp gì không? Xin thưa với các bạn rằng, khi bạn tích luỹ đủ vốn ngôn ngữ cơ bản cần thiết ở mọi ngóc ngách, bạn có thể thi bất kỳ bằng gì, vì câu hỏi nào của đề thi bạn cũng đã biết, đã thuộc nằm lòng, đã dùng để giao tiếp hàng ngày. Vốn ngôn ngữ được tích luỹ ở đây phải là những ý hoàn chỉnh có thể diễn đạt đủ mọi tình huống phổ thông hàng ngày và vốn từ vựng thông dụng. Ý hoàn chỉnh cũng bao gồm cấu trúc ngữ pháp đúng đắn để khi lắp ghép với từ vựng là có thể hình thành câu mới mà không sai ngữ pháp. Tất cả ý hoàn chỉnh và từ vựng phải thuộc ở cấp độ phản xạ, nghĩa là trong vòng từ 3-7 giây có thể phạn xạ được bất kỳ câu hay từ nào.

Lớp học tiếng Anh giao tiếp 360 của HelloChao được thiết kế để cung cấp cho bạn tất cả các ý hoàn chỉnh, những cấu trúc và vốn từ vựng đó. Hãy học theo phương pháp của HelloChao, chắc chắn bạn sẽ giao tiếp tiếng Anh lưu loát, là cửa ngõ để đến với mọi điều tốt đẹp, bao gồm cả thi cử và bằng cấp.

PHẠM VIỆT THẮNG
Đồng sáng lập
HelloChao.vn