Cấu trúc các loại CÂU PHỦ ĐỊNH
Các loại câu phủ định trong tiếng Anh
Bài viết này trình bày về các loại câu phủ định và ý nghĩa hay cách dùng của chúng.
Để tạo câu phủ định đặt not sau trợ động từ hoặc động từ be. Nếu không có trợ động từ hoặc động từ be thì dùng dạng thức thích hợp của do, does hoặc did để thay thế.
Ví dụ:
John is rich => John is not rich.
John giàu => John không giàu có gì.
Mark has seen Bill => Mark has not seen Bill
Mark đã nhìn thấy Bill => Mark không thấy Bill đâu cả.
Mary can swim => Mary cannot swim.
Mary có thể bơi được => Mary không biết bơi.
I went to the store yesterday => I did not go to the store yesterday.
Hôm qua tôi đã đến cửa hàng. => Hôm qua tôi không đến cửa hàng.
Mark likes spinach => Mark doesn't like spinach.
Mark thích rau pi-na. => Mark không thích rau bi-na.
I want to leave now => I don't want to leave now.
Tôi muốn đi ngay bây giờ.. => Giờ tôi không muốn đi.
1. Some/any:
Đặt any trước danh từ làm vị ngữ sẽ nhấn mạnh câu phủ định. Cũng có thể dùng no + danh từ hoặc a single + danh từ số ít để nhấn mạnh một câu phủ định. Some trong câu khẳng định sẽ được chuyển thành any/no + danh từ/a single + danh từ số ít trong câu phủ định.
Ví dụ:
John has some money => John doesn't have any money.
John có một ít tiền => John chẳng có lấy một đồng nào.
He sold some magazines yesterday => He didn't sell a single magazine yesterday. = He sold no magazine yesterday.
Hôm qua anh ấy bán được vài cuốn tạp chí => Hôm qua anh ấy chẳng bán được lấy một cuốn tạp chí nào.
2. Một số các câu hỏi ở dạng phủ định lại mang ý nghĩa khác (không dùng dấu ?):
- Nhấn mạnh sự khẳng định của người nói.
Ví dụ:
Shouldn't you put on your hat, too!
Thế thì anh cũng đội luôn mũ vào đi!
Didn't you say that you would come to the party tonight.
Thế anh đã chẳng nói là anh đi dự tiệc tối nay hay sao.
- Dùng để tán dương
Ví dụ:
Wasn't the weather wonderful yesterday.
Thời tiết hôm qua đẹp tuyệt vời.
Wouldn't it be nice if we didn't have to work on Friday.
Thật là tuyệt vời khi chúng ta không phải làm việc ngày thứ 6.
3. Hai lần phủ định
Negative + Negative = Positive (Mang ý nghĩa nhấn mạnh)
Ví dụ:
It's unbelievable he is not rich.
Chẳng ai có thể tin được là anh ta lại không giàu.
4. Phủ định kết hợp với so sánh
Negative + comparative (more/ less) = superlative (Mang nghĩa so sánh tuyệt đối)
Ví dụ:
I couldn't agree with you less = I absolutely agree with you.
Tôi hoàn toàn đồng ý với cậu.
You couldn't have gone to the beach on a better day = It's the best day to go to the beach.
Cậu sẽ không thể tìm ra ngày nào tốt hơn để đi tắm biển đâu.
* Nhưng cần lưu ý:
The surgery couldn't have been more unnecessary. = absolutely unnecessary
Không cần phải làm phẫu thuật nữa.
5. Cấu trúc phủ định song song
Negative... even/still less/much less + noun/ verb in simple form: không ... mà lại càng không.
Ví dụ:
These students don't like reading novel, much less textbook.
Những sinh viên này chẳng thích đọc tiểu thuyết, chứ chưa nói đến sách giáo khoa.
It's unbelieveable how he could have survived such a freefall, much less live to tell about it on television.
Thật không thể tin được anh ta lại có thể sống sót sau cú rơi tự do đó, chứ đừng nói đến chuyện lên TV kể về nó.
6. Phủ định không dùng thể phủ định của động từ
Có một số phó từ trong tiếng Anh mang nghĩa phủ định. Khi đã dùng nó thì trong câu không dùng cấu tạo phủ định của động từ nữa
Hardly, barely, scarcely = almost nothing/ almost not at all = hầu như không.
Hardly ever, seldom, rarely = almost never = hầu như không bao giờ.
subject + negative adverb + positive verb
subject + to be + negative adverb
Ví dụ:
John rarely comes to class on time.
John chẳng mấy khi đến lớp đúng giờ.
Tom hardly studied lastnight.
Tôm chẳng học gì tối qua.
She scarcely remembers the accident.
Cô ấy khó mà nhớ được vụ tai nạn.
We seldom see photos of these animals.
Chúng tôi hiếm khi thấy ảnh của những động vật này.
*Lưu ý: các phó từ này không mang nghĩa phủ định hoàn toàn mà mang nghĩa gần như phủ định. Đặc biệt là những từ như barely và scarcely khi đi với những từ như enough và only hoặc những thành ngữ chỉ sự chính xác.
Ví dụ:
Do you have enough money for the tution fee? ~ Only barely.
Con có đủ tiền đóng học phí không? ~ Vừa đủ ạ.
7. Thể phủ định của một số động từ đặc biệt
Đối với những động từ như think, believe, suppose, imagine + that + clause. Khi chuyển sang câu phủ định,phải cấu tạo phủ định ở các động từ đó, không được cấu tạo phủ định ở mệnh đề thứ hai.
Ví dụ:
I don't think you came to class yesterday. (Không dùng: I think you didn't come to class yesterday)
Thầy không nghĩ là hôm qua em có đi học đâu.
I don't believe she stays at home now.
Tôi không tin là giờ cô ấy ở nhà.
8. No matter
No matter + who/what/which/where/when/how + Subject + verb in present: Dù có... đi chăng nữa... thì
Ví dụ:
No matter who telephones, say I'm out.
Dù là ai gọi đến đi nữa thì cũng cứ nói là tôi đi vắng nhé.
No matter where you go, you will find Coca-Cola.
Dù anh có đi đến đâu, anh cũng sẽ thấy nhãn hiệu Coca-Cola
- No matter who = whoever; No matter what = whatever
Ví dụ:
No matter what (whatever) you say, I won't believe you.
Dù anh có nói gì đi nữa thì tôi cũng sẽ không tin anh đâu.
- Các cấu trúc này có thể đứng cuối câu mà không cần có mệnh đề theo sau:
Ví dụ:
I will always love you, no matter what.
Anh sẽ luôn yêu em, dù có chuyện gì đi nữa.
9. Cách dùng Not ... at all; at all
- Not ... at all: Chẳng chút nào. Chúng thường đứng cuối câu phủ định
Ví dụ:
I didn't understand anything at all.
Tôi chả hiểu gì cả.
- At all còn được dùng trong câu hỏi, đặc biệt với những từ như if/ever/any...
Ví dụ:
Do you play poker at all?
Anh có chơi bài poker được chứ?
Nguồn: sưu tầm