Noun Clause - Mệnh đề danh từ (Danh mệnh đề) trong tiếng Anh
1. Danh mệnh đề (that) dùng như chủ từ của câu.
- Các câu có chủ từ là danh mệnh đề thường mở đầu bằng It
Ví dụ:
It is disappointing that Tom can't come.
Quả là thất vọng vì Tom không thể đến.
à that Tom can't com là chủ từ.
- Cấu trúc thường dùng là It + be/seem + tính từ + danh mệnh đề
Ví dụ:
It's splendid that you passed your exam.
Thật là tuyệt khi cậu đã qua kì thi.
It's strange that there're no lights on.
Lạ thật, không có cái đèn nào cháy cả.
- Một số tính từ có thể dùng với that…should.
Ví dụ:
It is essential that everybody knows/should know what to do.
Điều cần thiết là mọi người biết phải làm gì.
- Cấu trúc thay thế được là It + be/seem + a + danh từ + danh mệnh đề.
Các danh từ có thể được dùng ở đây gồm mercy, miracle (điều kì diệu), nuisance (điều vô lý), pity (điều đáng tiếc), shame (điều đáng xấu hổ), relief (điều đáng mừng), wonder (điều kì diệu), a good thing (điều tốt lành).
Ví dụ:
It's a great pity (that) they didn't get married.
Điều đáng tiếc là họ đã không lấy nhau.
It's a wonder (that) you weren't killed.
Điều kì diệu là anh không bị giết.
It's a good thing (that) you were insured.
Điều tốt lành là anh đã được bảo hiểm.
2. Mệnh đề that sau một số tính từ/phân từ nhất định.
Cấu trúc: chủ từ + be + tính từ/quá khứ phân từ + danh mệnh đề.
Ví dụ:
I am delighted that you passed your exam.
Tôi rất mừng là cậu đã đậu kì thi.
Cấu trúc này có thể được dùng với:
- tính từ diễn tả cảm xúc: glad (vui sướng), pleased (hài lòng), relieved (vui lòng), sorry (buồn lòng).
- tính từ/phân từ diễn tả sự lo âu, tin tưởng: afraid (e ngại), anxious (lo lắng), aware (biết), certain (chắc chắn), confident (tin chắc), conscious (ý thức được), convinced (bị thuyết phục)
Anxious đòi hỏi có that… should
Ví dụ:
They were anxious that aid should be sent promptly.
Họ nóng lòng mong cho viện trợ được gửi đến thật nhanh.
3. Mệnh đề That sau một số danh từ nhất định.
Mệnh đề that có thể được đặt sau rất nhiều danh từ trừu tương. Các danh từ hay gặp nhất là allegation (luận điệu), announcement (lời tuyên bố), belief (sự tin tưởng), discovery (sự khám phá), fact (sự việc), fear (nỗi sợ hãi), guarantee (sự bảo đảm), hope (niềm hy vọng, knowledge (sự hiểu biết), promise (lời hứa), proposal (lời đề nghị), report (sự báo cáo), rumor (lời đồn), suggestion (lời gợi ý), suspixion (mối nghi ngờ).
Proposal và suggestion đòi hỏi có That…should.
Ví dụ:
The announcement that a new airport was to be built nearby aroused immediate opposition.
Thông báo nói rằng người ta phải xây dựng một phi trường mới ở gần chỗ ấy đã gây nên làn sóng phản đối.
The proposal/suggestion that shops should open on Sundays led to a heated discussion.
Lời đề nghị/gợi ý rằng các cửa hàng nên mở cửa vào Chủ nhật đã đưa đến một cuộc tranh cãi nảy lửa.
4. Danh mệnh đề dùng như túc từ của động từ
- Sau rất nhiều động từ ta có thể dùng mệnh đề that. Một số động từ hay gặp là acknowledge (chấp nhận), admit (thừa nhận), agree (đồng ý), advise (khuyên), announce (tuyên bố), beg (cầu xin), command (ra lệnh), confess (khai), demonstrate (chứng tỏ), doubt (nghi ngờ), make out (phát biểu), expect (mong), fear (sợ), feel (cảm thấy), happen (xảy ra), hope (hi vọng), imply (ám chỉ), suppose (giả sử), recommend (giới thiệu), remind (nhắc nhở), complain (phàn nàn), deny (từ chối)…
Ví dụ:
They made out that they had been unjustly dismissed.
Họ kêu rằng họ bị đuổi oan ức.
I can prove that she did it.
Tôi có thể chứng minh rằng bà ta đã làm điều gì đó.
- Appear, happen, occur, seem, turn out đòi hỏi có It làm chủ từ.
Ví dụ:
It appears/seems that we have come on the wrong day.
Hình như chúng ta đã đến sai ngày rồi.
It occurred to me that he might be lying.
Tôi chợt thấy rằng hắn ta đang nói dóc.
- That + chủ từ + should có thể dùng sau Agree (đồng ý), arrange (sắp xếp), be anxious (lo lắng), beg (cầu xin), command (ra lệnh), decide (quyết định), demand (yêu cầu), determine (quyết tâm), be determined, order (ra lệnh), resolve (giải quyết) và urge.
Ví dụ:
They agreed/decided that a statue should be put up.
Họ đồng ý/quyết định rằng tượng đài nên được dựng nên.
He urged that the matter should go to arbitration.
Ông ấy giục rằng vấn đề nên được đưa ra tòa.
5. So và Not tượng trưng cho mệnh đề That
- Sau believe, expect, suppose, think và sau It appears/seems
Ví dụ:
Will Tom be at the party? - I expect so/suppose so/think so.
Liệu Tom có đến dự tiệc không? - Toi mong/giả sử/nghĩ là thế.
Đối với phủ định ta dùng:
+ một động từ phủ định với So.
Ví dụ:
Will the scheme be a success? - I don't expect so/believe so/suppose so/think so.
Liệu kế hoạch có thành công không? Tôi không tin/mong đợi/cho là/nghĩ là thế.
+ một động từ khẳng định với Not.
Ví dụ:
It won't take long, will it? - No, I suppose not./I don't suppose so.
Không lâu đâu phải không? - Không tôi cho là không./Tôi không cho là thế.
The plane didn't land in Canada, did it? - I believe not./I don't believe so.
Máy bay không đáp ở Canađa phải không? - Tôi tin là không./Tôi không tin là thế.
- So và not được dùng tương tự sau hope và be afraid (e rằng).
Ví dụ:
Is Peter coming with us? I hope so.
Peter sẽ đi với chúng ta chứ? - Tôi hi vọng là thế.
Will you have to pay duty on this? - I'm afraid so.
Cậu sẽ phải trả tiền thuế cho cái này à? - Tôi e là vậy.
- Thể phủ định ở đây tạo bởi động từ khẳng định + not.
Ví dụ:
Have you got a work permit? - I'm afraid not.
Anh có được phép làm việc không? - Tôi e là không.
- So và not có thể được dùng sau say và tell + túc từ.
Ví dụ:
How do you know there is going to be a demonstration? - Jack said so/Jack told me so.
Làm sao cậu biết sắp có cuộc bãi công? - Jack nói thế./Jack bảo với tôi thế.
"I told you so" có thể có nghĩa "Tôi đã bảo anh mà". Kiểu này thường gây bực bội cho người nghe.
+ Đối với tell chỉ có một dạng phủ định là trợ động từ phủ định + so.
Ví dụ:
Tom didn't tell me so.
Tom không có nói với tôi như thế.
+ Đối với say có 2 dạng phủ định nhưng khác nghĩa.
ü Tom didn't say so = Tom didn't say that there would be demonstration.
Tom không có nói rằng sẽ có bãi công.
ü Tom said not = Tom said there wouldn't be a demonstration.
Tom nói rằng sẽ không có bãi công.
- So/Not dùng sau If có thể thay cho một chủ từ đã đề cập trước hoặc hiểu ngầm + động từ
Ví dụ:
Will you be staying another night? If so, we can give you a better room. If not, could you be out of your room by 12:00?
Anh ở lại thêm một đêm nữa được không? Nếu được thì chúng tôi có thể danh cho anh một căn phòng tốt hơn. Nếu không thì anh có thể đi trước 12 giờ không?
Lưu ý: If so/not ở đây thường tượng trưng cho một mệnh đề điều kiện với If so.