Thành ngữ "Bark up the wrong tree"
Khi mới đặt chân đến vùng đất mới để khai phá, người Mỹ thấy có quá nhiều thú hoang để họ săn bắt. Gấu trúc (raccon, gấu trúc Mỹ, khác với panda là gấu trúc ở Trung Quốc), tê tê (pangolin - người miền Nam còn gọi là con trút) nhan nhản mọi nơi.
Đó là những loại thú dễ săn, chó nào cũng có thể săn được. Khi bị đuổi riết, gấu trúc thường rúc vào một lùm bụi nào đó để trốn. Nhưng khi bị bầy chó bao vây, nó liền trèo bừa lên một thân cây nào đó gần nhất để trốn. Bầy chó cứ nhao nhau sủa ở dưới gốc cây mà hạ con vật xuống, mang về xả thịt. Tuy vậy, cũng có những con thú bị săn, nhờ may mắn qua được nhiều phen nguy hiểm, trở nên tinh khôn, biết dùng chiêu "kim thiền thoát xác" (ve sầu lột vỏ) như trong binh thư Tôn Tẩn. Sau khi leo lên một thân cây, nó liền lựa những cành rậm rạp để luồn qua cây khác, rồi cây khác nữa, cứ thế kín đáo chuồn mất. Lũ chó phía dưới không hay biết, cứ sủa cành cây trống không.
Trong các chuyến đi săn, chuyện này không phải là hiếm gặp, nên dần dần câu "chó sủa nhầm cành" (bark up the wrong tree) trở thành cách nói thông dụng trong sinh hoạt đời thường để chỉ ai đó bị nhầm lẫn mà cứ tưởng là mình luôn luôn đúng.
Ví dụ:
If you think I'm the guilty person, you're barking up the wrong tree.
Nếu ông nghĩ tôi là người có tội thì ông đang nhầm to rồi đấy.
The hitters blamed the team's bad record on the pitchers, but they were barking up the wrong tree.
Những cầu thủ đánh bóng đã đổ lỗi cho các cầu thủ ném bóng về kết quả tệ của đội nhưng họ đã nhầm to.